PHẦN MỀM HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ WINCONTRACT
Hợp đồng điện tử là công cụ soạn thảo hợp đồng trực tuyến có tích hợp các tính năng như ký hợp đồng,lưu trữ,quản lý hợp đồng,… thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống giúp cải thiện việc lưu trữ,quản lý, tìm kiếm và tiết kiệm chi phí so với hợp đồng giấy truyền thống.
TIẾN NGUYỄN xin giới thiệu Phần mềm quản lý hợp đồng Win – eContract sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên giúp cải thiện năng suất công việc và tiết kiệm chi phí khi không cần phải làm việc với hàng tá giấy tờ như trước nữa.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Theo điều 33 của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
2. Pháp lý của Hợp đồng điện tử là gì?
• Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác
• Luật dân sự số: 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
•Nghị định 130/2018/NĐ-CP–Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số.
•Nghị định 165/2018/NĐ-CP – Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thúc đẩy giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
3. Chữ ký điện tử là gì?
Chữ ký điện tử (electronic signature) là dạng chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Như vậy, Chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh. Mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó.
4. Pháp lý chữ ký điện tử?
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử quy định tại khoản 1, điều 24 của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Điều 24. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
2. Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
5. Chữ ký số là gì?
Chữ ký số (digital signature) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Ngoài ra, có thể hiểu, Chữ ký số chính là một dạng của chữ ký điện tử, là tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số). Nó có vai trò như chữ ký hay dấu vân tay đối với cá nhân hay con dấu đối với tổ chức, doanh nghiệp và dùng để xác nhận lời cam kết của tổ chức, cá nhân đó trong văn bản mình đã ký trên môi trường điện tử số. Chữ ký số được được thừa nhận về mặt pháp lý.
6. Giá trị pháp lý chữ ký số?
Giá trị pháp lý của chữ ký số quy định tại khoản 2, điều 24 của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
• Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
Về nguyên tắc, do chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử nên chữ ký số phải đảm bảo các điều kiện về tính an toàn và tính định danh của chữ ký điện tử.
Liên hệ ngay Hotline 091 769 2552 để được Tiến Nguyễn tư vấn và hỗ trợ.